Trang chủ » Khám phá Huế » Lăng tẩm Huế » Lăng Cơ Thánh – khám phá lăng mộ cha đẻ vua Gia Long
Tour Huế 1 ngày giá rẻ 750.000đ

Lăng Cơ Thánh – khám phá lăng mộ cha đẻ vua Gia Long

Lăng Cơ Thánh là lăng mộ cha đẻ vua Gia Long, còn có tên gọi khác là lăng Sọ. Lăng mộ được nằm bên triền núi cách trung tâm TP Huế khoảng 11km về phía cầu Tuần. Lăng Sọ nằm trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vì sao lại có tên là lăng Sọ?

Lăng Sọ có tên chữ là lăng Cơ Thánh táng cái sọ dừa của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 – 1765) thân sinh của vua Gia Long. Dân gian đồn rằng chủ nhân của chiếc đầu lâu được an táng ở cổ mộ từng bị nhà Tây Sơn quật mồ là con của một vị chúa và là thân phụ của một vị vua. Một người quyền cao chức trọng như thế cớ sao chỉ được chôn cất phần đầu, còn phần thi thể thì nơi đâu, vì sao lại có sự lạ như vậy?!

Vị quân vương bạc phận. Từ nội thành Huế, đi lên hữu ngạn sông Hương khoảng 8km người ta sẽ gặp khu lăng mộ bề thế nằm ven đường, ẩn dưới rừng thông đại thụ với bảng chú giải “Lăng Cơ Thánh”. Quốc sử triều Nguyễn giải thích rằng “Cơ” có nghĩa nền tảng và “Thánh” là đạo đức thánh thiện. Khi được ghép với nhau, cụm từ Cơ Thánh hàm ý khó lòng lay chuyển đạo đức thánh thiện của các vị hoàng đế triều Nguyễn.

Lăng Cơ Thánh

Lăng Cơ Thánh được dân gian quen gọi là Lăng Sọ. Một vài chú dẫn của các bậc cao niên và cả trong chính sử triều Nguyễn cho chúng tôi biết rằng chủ nhân của Lăng Sọ chính là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế, con trai thứ 2 của Chúa Võ Vương, thân phụ của Vua Gia Long, người sáng lập vương triều Nguyễn với 13 đời vua trị vì trong 143 năm, mà vị vua cuối cùng là Hoàng đế Bảo Đại.

Lịch sử đau buồn của lăng Cơ Thánh

Nói đến sự tích lăng Sọ đã nhắc đến một trang sử buồn cuối thế kỷ XVIII. Ông Nguyễn Phúc Luân là con trai thứ của chúa Võ vương Nguyễn Phúc Hoạt (1714-1765), được Võ vương đào tạo để nối nghiệp chúa. Lẽ ra theo di chiếu tiên vương thì người con trai thứ 2 là Nguyễn Phúc Luân nối ngôi. Nhưng quyền thần lúc bấy giờ là tể tướng Trương Phúc Loan cùng một số gian thần lộng quyền sửa đổi di chiếu, giam Nguyễn Phúc Luân vào ngục và lập người em nhỏ tuổi hơn là Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi để dễ bề giám sát (lên ngôi lúc 12 tuổi, bị quân tây Sơn sát hại năm 1777).

Tổng quan Lăng Cơ Thánh

Tháng 10/1765, vì lo buồn và vì bạo bệnh nên Nguyễn Phúc Luân qua đời ở phủ đệ, hưởng dương 33 tuổi, để lại 10 người con (6 nam, 4 nữ), trong đó có Nguyễn Ánh, tức Vua Gia Long. Một số tư liệu nói rằng trong số 6 hoàng nam của Nguyễn Phúc Luân thì có 4 người bị quân Tây Sơn giết, một người con chết lúc nhỏ, chỉ hoàng nam cuối cùng là Nguyễn Ánh còn sống. Khi lên ngôi, Gia Long đã suy tôn cha là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng đế.

Năm 1790, theo chỉ dẫn của thuật phong thủy, trong đợt triệt phá trù yểm mồ mà dòng họ Nguyễn, quân Tây Sơn đã quật mổ Nguyễn Phúc Luân, lấy xương cốt ném xuống sông Hương. Nguyễn Ngọc Huyến-một người dân địa phương thấy thế đêm đến lén vớt sọ dừa của Nguyễn Phúc Luân chôn vào một nơi bí mật.

Đến năm 1802, Nguyễn Ánh, con của Nguyễn Phúc Luân – khôi phục lại Phú Xuân, lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ngọc Huyến đến bái yết và chỉ chỗ đã chôn cái sọ dừa của thân sinh nhà vua. Vua Gia Long mừng rỡ, cho người đào lên xem và cắt máu ở tay mình nhỏ vào sọ, thì thấy sọ hút hết máu. Vua Gia Long tin đó là sọ dừa của cha mình bèn ban thưởng cho Nguyễn Ngọc Huyến và cho xây lăng Cơ Thánh ở chỗ huyệt mộ cũ để táng cái sọ dừa. Vì thế nhân dân thường gọi lăng Cơ Thánh là lăng Sọ.

Kiến trúc của Lăng Cơ Thánh

Lăng Cơ Thánh gồm ba hình gần vuông, mỗi cạnh dài khoảng trên 30m, xếp theo thứ tự từ bờ sông Hương vào đến triền núi Cư Chánh. Hình vuông thứ nhất là sân cỏ, hình vuông thứ hai là bái đình cao hơn sân cỏ bảy bậc cấp, hình vuông thứ ba lấn sâu vào triền núi, có thành bao bọc, chính giữa sân là mộ táng di cốt của Nguyễn Phúc Luân gồm có 3 bậc dưới bóng một bức bình phong lớn. Bức thành phía trước trổ cửa lớn hình vòm, với hai cánh cửa bằng đồng rất vững chắc. Như thường lệ, bên trong cửa là một bức bình phong đắp nổi hình rồng. Lăng Cơ Thánh không có tả hữu tùng viện và không có điện thờ như các lăng khác.

Lăng Sọ như những lăng vua chúa ngày trước tọa lạc trên đồi cao, lưng tựa núi, trước mặt có sông Hương làm “tự thuỷ”, hai bên có núi chầu làm thế “tay ngai” (tả long hữu hổ). Khu vực tẩm (nơi chôn chiếc sọ Chúa Nguyễn Phúc Luân) được bao bọc bởi tường thành khổng lồ, quy mô hoành tráng với nhiều công trình nhưng phần lớn đã bị chiến tranh hủy hoại, chỉ còn lại khu vực chính, nơi có nấm mồ hình vuông, 3 tầng chôn sọ Chúa Nguyễn Phúc Luân vẫn nguyên vẹn.

Lăng Cơ Thánh – phần mộ táng

Trước và sau mộ đều có bia đình đắp nổi hình rồng 5 móng, biểu hiện của bậc quân vương. Sự tài hoa của người thợ ngày trước giúp người ghé thăm nhận thấy con mãnh long này rất đặc biệt, nó có vẻ già nua, u uất nhưng lại toát quyền uy hơn những mãnh long tại các lăng vua Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị…

So với các lăng vua Nguyễn, lăng Cơ Thánh có kích thước nhỏ nhất, không có mấy giá trị về nghệ thuật nhưng sự hiện hữu của ngôi lăng này nhắc nhở một trang sử ảm đảm của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII mà nhiều sử gia chưa động bút.

Nội dung và hình ảnh tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

City Tour Huế 1 ngày

Tôi là ai: Iu Huế

Là một người yêu Huế! Gọi ngay: 0934.579.759 | 0914.73.1914

BÌNH LUẬN

Khám phá thêm

Lăng vua Gia Long

Triết lý Lăng tẩm Huế

Triết lý Lăng tẩm Huế – Cách đây gần 80 năm, một người phương tây …