Trang chủ » Khám phá Huế » Di tích Huế » Vườn Cơ Hạ trong kinh thành Huế
Tour Huế 1 ngày giá rẻ 750.000đ

Vườn Cơ Hạ trong kinh thành Huế

Vườn Cơ Hạ – kiệt tác vườn cảnh triều Nguyễn ở Huế, là nơi in dấu vẻ đẹp quyến rũ và độc đáo của vườn Ngự Uyển xưa với không gian xanh mát cùng nhiều khu vườn cảnh đậm chất cung đình nằm trong Kinh Thành Huế.

Tên gọi và địa điểm của Vườn Cơ Hạ

Vườn Cơ Hạ là một vườn cảnh nằm trong Hoàng Thành Huế, do vua Thiệu Trị lập nên vào năm 1843. Nay thuộc phường Thuận Thành, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trong số hàng chục vườn ngự uyển của triều Nguyễn, vườn Cơ Hạ được xem là một kiệt tác vườn cung đình. Tên chữ Cơ Hạ được lấy từ chữ Vạn cơ thanh hạ (tức là “sự thanh nhàn trong muôn vàn cơ sự”).

Vườn Cơ Hạ – Ảnh: Thanh Toàn

Vườn Cơ Hạ được xây từ lúc nào?

Theo sử liệu triều Nguyễn ghi lại: Khởi thủy, vườn Cơ Hạ là nơi học tập của Thái tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng về sau) khi còn ở trong cung. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837), khu vực trên được sửa sang lại, mở rộng khuôn viên nối tiếp với Hậu Hồ (cũng là một vườn thượng uyển) với chức năng như một Ngự viên. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), nhà vua cho dựng thêm các đình, viện, đài tạ… nâng cấp thành vườn thượng uyển, gọi là vườn Cơ Hạ. Thời Tự Đức còn bổ sung và sửa sang thêm một số công trình khác. Về cuối triều Nguyễn, do thiếu điều kiện chăm sóc nên khu vực vườn Cơ Hạ bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm Thành Thái thứ 17 (1905), triều đình cho giải phóng hành lang hai bên để làm nhà ở cho Biền binh.

Kiến trúc Vườn Cơ Hạ

Vườn Cơ Hạ bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ, cung điện liên hoàn, kết hợp hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên. Giữa vườn có hồ nước rộng gọi là Minh Hồ. Bên trái Minh Hồ có đài tạ gọi là Hoà phong. Cầu bắc qua Minh Hồ gọi là Kim Nghệ Ngọc Đống. Hành lang bên phải Minh Hồ gọi là Khả Nguyệt. Giữa Minh Hồ có một đảo nhỏ, trên đảo có lầu gác gọi là Quang Biểu. Lầu đài phía sau Minh Hồ gọi là Thưởng Thắng. Điện chính trong vườn là điện Khám Văn. Đại sảnh trong vườn gọi là Minh Lý. Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác như: hang Phúc Duyên, hang Đào Nguyên, ao Thuỵ Liên, sông Trại Võ…. Ngày nay, vườn Cơ Hạ đã tàn tà, hư hỏng gần hết, chỉ còn lại dấu vết của hang động, đồi núi, sông hồ.

Vườn Cơ Hạ

Vườn Cơ Hạ được bảo tồn

Vào năm 2012, Sau một thời gian dài hoang phế, một trong những vườn Thượng uyển nổi tiếng cung đình Huế xưa là vườn Cơ Hạ với diện tích 16.800 m2 đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục hồi lại đẹp tuyệt như hình dáng những năm xưa nhân dịp Festival Huế.

Cổng Vườn Cơ Hạ – Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh

Cỏ, bụi rậm, cây dại được phát quang, thay vào đó là các con đường đi lát đá như lúc xưa kèm theo nhiều thảm cỏ xanh mượt đẹp nõn nà. Ba ngôi nhà rường là nơi để khách ngồi ngắm cảnh, xem tranh ảnh xưa về Vườn Cơ Hạ cùng nhiều thư pháp chữ Hán vịnh cây, vịnh hoa và vườn cảnh của các vị vua, danh sĩ thời Nguyễn. Trung tâm đã phục dựng lại cầu Kim Nghê bằng tre nứa buộc lạt mây và sửa sang lại núi Thọ An và động Phước Duyên. Sông Tái Vũ được nạo vét thả hoa sen, hoa súng và cá chép vàng.

Vườn Cơ Hạ

Đặc biệt, gần 600 loại cây cảnh quý với 45 chủng loại được huy động từ 56 nghệ nhân chơi cây kiểng, bonsai trong và ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế được đưa về sắp xếp trong vườn theo đúng như vườn xưa. Riêng Hội phong lan Huế đã đưa nhiều loài lan lạ, đặc sắc vào vườn tạo sự đa dạng cho sắp đặt cảnh quan vườn Cơ Hạ.

Có sử dụng tư liệu của  “Tuyệt tác” vườn Thượng uyển trong Kinh thành Huế – Đại Dương

City Tour Huế 1 ngày

Tôi là ai: Iu Huế

Là một người yêu Huế! Gọi ngay: 0934.579.759 | 0914.73.1914

BÌNH LUẬN

Khám phá thêm

Ý nghĩa 9 ngọn núi đúc trên Cửu Đỉnh Huế

Ý nghĩa 9 ngọn núi đúc trên Cửu Đỉnh Huế – Ở mối đỉnh trong …