Trang chủ » Khám phá Huế » Điểm đến Huế » Chợ Đông Ba có từ bao giờ?
Tour Huế 1 ngày giá rẻ 750.000đ

Chợ Đông Ba có từ bao giờ?

Chợ Đông Ba có từ bao giờ? Chợ Đông Ba là một trong chợ lớn và xầm uất ở thành phố Huế. Ngày nay, chợ Đông Ba không chỉ là chợ dân sinh và mà còn một trong những địa điểm du lịch khi du khách muốn mua quà Huế. Tại đây, có đầy đủ tất cả mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, đến những mặt hàng nổi tiếng của xứ Huế. Hầu như, trong các chương trình du lịch Huế, đều đưa chợ Đông Ba là một trong những điểm du lịch nổi tiếng mà du khách cần tham quan khi đi du lịch tại Huế.

Vậy, chợ Đông Ba có từ bao giờ? Quá trình hình thành và phát triển chợ Đông Ba như thế nào? Tên gọi, kiến trúc, vị trí…của chợ Đông Ba.

Tên gọi chợ Đông Ba có từ lúc nào?

Chợ Đông Ba là một trong 3 chợ lớn nổi tiếng ở ba vùng Bắc – Trung – Nam của đất nước. Sau chợ Đồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở thành phố Hồ Chí Minh.

Về nguồn gốc tên gọi chợ Đông Ba, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ngay tại cửa Chánh Đông có một xóm tên là xóm Đông Hoa. Nên cửa Chánh Đông hay được gọi là cửa Đông Hoa, sau vì kiên chữ HOA – tên của bà Hồ Thị Hoavợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị nên chữ HOA đổi tên thành chữ BA.

Cửa Đông Hoa gọi là cửa Đông Ba, tên chợ lúc này vẫn là chợ Qui Giả, đến 1887, vua Đồng Khánh xây chợ mới thì đổi tên thành chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba xây từ thời vua Đồng Khánh
Chợ Đông Ba xây từ thời vua Đồng Khánh

Quá trình hình thành chợ Đông Ba

Đầu thời Gia Long (1802), ngoài Kinh thành Huế có một cái chợ lớn mang tên Qui Giả thị (le Marché de ceux qui revienment). Tên cái chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Thời Quang Toản loạn lạc, dân chúng ly tán, đến đầu triều Nguyễn thái bình, họ mới trở về. Qui Giả là ngôi chợ của những người trở về. Gần một thế kỷ sau, vào mùa hè năm 1885, Kinh đô thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp đốt sạch. Đến 1887, vua Đồng Khánh cho xây lại chợ gồm có “Đình chợ” và “Quán chợ” lấy tên là chợ Đông Ba.

Suất đội Nguyễn Đình Nên bỏ tiền ra làm một cái đình ngói giữa chợ, hai bên phải trái có hai dãy quán ngói. Nguyễn Đình Nên được phép thu thuế 6 năm, mỗi năm 1300 quan. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái cho đem chợ “Đông Ba đem ra ngoài giại” (chỗ hiện tại), và đình chợ cũ được sửa lại thành trường Pháp Việt Đông Ba.

Kiến trúc và vị trí chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba thời Thành Thái gồm 4 dãy quán: trước, sau, phải , trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy tay phải 13 gian…đều lợp ngói, ở giữa chợ có một tòa lầu vuông, 3 tầng, tầng dưới có 4 vách tường, mỗi phía có 2 cửa, tầng trên 4 mặt đều có cửa và đều có mặt đồng hồ để điểm giờ. Trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy giúp cho việc múc nước rất tiện lợi. Lúc lấy nước, dùng tày quay máy thì nước tràn lên, phun ra. Đầu thế kỷ XX, đây là một công cụ của phương Tây phục vụ con người lần đầu tiên có mặt tại Huế.

Đầu thế kỷ 20, chợ Đông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ.

Năm 1967, chợ Đông Ba bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân 1968 bắn phá tan tành.

Năm 1987, chợ Đông Ba được đại trùng tu. Tổng thể diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên 47.614m², từ cầu Gia Hội đến cầu Trường Tiền, một mặt là sông Hương, một mặt là phố chính Trần Hưng Đạo. Trong chợ tập trung hàng ngàn hộ kinh doanh cố định và buôn bán rong.

Chợ Đông Ba ngày nay

Chợ Đông Ba ngày này

Năm 1999, thành phố Huế tổ chức kỷ niệm 100 năm “Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại” (1899 – 1999). Nhưng theo lịch sử, cái tên chợ Đông Ba đã xuất hiện trước đó khá lâu, lúc chợ còn tọa lạc ở bên ngoài cửa Chánh Đông (tức cửa Đông Ba theo cách gọi dân gian)

City Tour Huế 1 ngày

Tôi là ai: Iu Huế

Là một người yêu Huế! Gọi ngay: 0934.579.759 | 0914.73.1914

BÌNH LUẬN

Khám phá thêm

Lịch Trình Lễ Hội Mùa Hạ trong Festival Huế 2022

Lễ hội Mùa Hạ trong khuôn khổ Festival Huế 2022 sẽ được tổ chức với …